Home
» Kinh tế
» ngân hàng nhà nước
» Tết Nguyên Đán
» Tết Ất Mùi làm Ngân hàng Nhà nước phải bơm tiền
Tết Ất Mùi làm Ngân hàng Nhà nước phải bơm tiền
Thứ Năm, 12 tháng 2, 2015.
Người đăng:
Đặng Thanh Thái
Trong kỳ cận Tết Ất Mùi này, nhu cầu thanh toán của các doanh nghiệp tăng mạnh khiến ngân hàng Nhà nước phải bơm ròng một lượng tiền lớn ra thị trường.
Trong số các doanh nghiệp được nhắc đến có cả những ngân hàng lớn, hoạt động mua sắm của người dân lẫn các khoản chi lớn nhỏ của doanh nghiệp liên đới với nhau đồng tăng mạnh khiến tình hình kinh tế cuối năm âm lịch đang rất sôi động, theo ghi nhận từ phía ngân hàng Nhà nước cho thấy đã có vài đợt bơm ròng trước đó và đến nay vẫn tiếp tục tái thực hiện, cho thấy nhu cầu chi tiêu đang rất cao.Cụ thể hơn về tình hình tiền tệ và hoạt động kinh tế trong tuần cuối cùng trước khi sang năm Ất Mùi này thì trên báo VnExpress đã có bài Ngân hàng Nhà nước tăng bơm tiền tuần sát Tết tả lại chi tiết hơn như sau:
Nhu cầu thanh toán của các doanh nghiệp và người dân dịp Tết Nguyên Đán lên cao khiến việc vay vốn của hệ thống ngân hàng tăng trong vài tuần gần đây.
Dẫn số liệu từ Bloomberg, Công ty Chứng khoán Bảo Việt (BVSC) cho biết tuần từ 2/2 - 6/2, tức trước kỳ nghỉ Tết một tuần, Ngân hàng Nhà nước bơm ra 20.603 tỷ đồng trên thị trường mở, gấp 2,8 lần lượng cung trong tuần trước đó, đưa giá trị bơm ròng trong kỳ đạt gần 13.300 tỷ đồng, mạnh nhất kể từ đầu năm.
Năm nay, nhu cầu của nhà băng trong dịp Tết Nguyên đán tăng mạnh, thể hiện qua việc Ngân hàng Nhà nước đã có 4 tuần liên tiếp bơm ròng, trong khi dịp này năm ngoái, nhà điều hành vẫn còn hút ròng tuần trước Tết. "Diễn biến sôi động của thanh khoản hệ thống ngân hàng, cùng với giao dịch trên thị trường mở nhiều khả năng sẽ tiếp tục sôi động trong tuần này trước khi trở lại trạng thái bình thường", BVSC nhận định.
Ngân hàng Nhà nước liên tiếp bơm ròng trong những tuần sát Tết Nguyên đán.
Trên kênh tín phiếu, Ngân hàng Nhà nước cũng bơm ròng 7.974 tỷ đồng trong tuần qua, duy trì tuần thứ 5 liên tiếp bơm ròng qua kênh này. Lãi suất trúng thầu tín phiếu cũng có dấu hiệu chững lại sau khi liên tục tăng mạnh trong gần hai tháng trở lại đây.
Với sự hỗ trợ thanh khoản từ kênh thị trường mở cũng như phát hành trái phiếu, trên thị trường liên ngân hàng, mặt bằng lãi suất có xu hướng giảm nhẹ ở những phiên đầu tuần, sau đó ổn định và đi ngang trong những phiên còn lại. Lãi suất cho các kỳ hạn qua đêm, 1 tuần, 2 tuần giảm 0,2-0,35%, dao động từ 4,65% - 4,8% một năm.
Theo nhóm phân tích của BVSC, việc lãi suất liên ngân hàng giảm nhẹ trở lại sau khi tăng khá mạnh trong tuần trước đó cho thấy nhu cầu vay vốn ngắn hạn giữa các ngân hàng đã bớt căng thẳng hơn.
Trao đổi với VnExpress, ông Nguyễn Thanh Toại - Phó tổng giám đốc Ngân hàng Á Châu (ACB) nhận định thông thường thời điểm cuối năm, ngân hàng thường phải vay mượn trên thị trường mở để đáp ứng nhu cầu thanh toán. "Tuy nhiên, thanh khoản của ngân hàng năm nay vẫn dồi dào nên nhu cầu vay trên thị trường mở không lớn", vị lãnh đạo này cho biết.
Phó thống đốc Nguyễn Thị Hồng cũng nhận định Ngân hàng Nhà nước luôn theo sát diễn biến cung cầu trên thị trường tiền tệ để có giải pháp ứng phó kịp thời, ổn định thanh khoản, bám sát mục tiêu kiểm soát lạm phát. Trong đó, nghiệp vụ thị trường mở được Ngân hàng Nhà nước điều hành hàng ngày để điều tiết thị trường, trên cơ sở nắm chắc thanh khoản của các nhà băng, diễn biến lãi suất cũng như các yếu tố kinh tế vĩ mô tiền tệ, tỷ giá.
Theo các công ty chứng khoán, nhiều khả năng trong tuần này Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục bơm ròng trên thị trường mở nhằm hỗ trợ thanh khoản cho hệ thống trong thời điểm cao điểm về hoạt động thanh toán. Tuy nhiên, với trạng thái thanh khoản khá ổn định, mức độ bơm ròng có thể sẽ không quá lớn. Lượng tiền bơm ròng này cũng sẽ được Ngân hàng Nhà nước nhanh chóng hút về sau thời điểm Tết Nguyên Đán, do vậy sẽ không gây áp lực lên lạm phát.
Trong các đợt biến động lớn về hoạt động kinh tế hoặc tăng giảm lạm phát thì dịp cận Tết Nguyên Đán là thường thấy nhất cũng như có tác động mạnh mẽ nhất trên phạm vi toàn nước, nhu cầu chi tiêu vào thời gian này trong năm luôn tăng đột biết, ngay cả những thời kỳ kinh tế thế giới ảm đảm cũng chưa hề dừng xuất hiện, rất may là có sự điều phối từ phía ngân hàng Nhà nước để giữ sự ổn định cũng như giảm lạm phát trong những lúc như vậy.
Duy Ngã
Bài liên quan