Phụ huynh 'khóc thầm' vì các khoản thu của nhà trường
Thứ Ba, 23 tháng 9, 2014.
Người đăng:
Đặng Thanh Thái
Mỗi trường múa một kiểu trong việc đề ra các khoản thu khiến rất nhiều phụ huynh phải bấm bụng chi tiền dù rất bức xúc, chỉ biết "khóc thầm" và mỗi năm mỗi khó.
Dù thuộc sự quản lý của Bộ giáo dục và đầu tư của nhà nước, song lãnh dạo tại mỗi nhà trường ở mỗi nơi lại đưa ranh những kế hoạch khác nhau cho việc xây dựng hình ảnh ngôi trường và dạy dỗ học sinh riêng như đầu tư cơ sở vật chất, mẫu đồng phục các kiểu. Mỗi năm mỗi thay, mỗi mùa tựu trường lại có thứ hỏng hóc cần đổi,...luôn có lý do để kêu gọi phụ huynh đóng góp. Phụ huynh vì lo lắng, sợ con mình bị thầy cô "chăm sóc đặc biệt" nên vẫn bấm bụng mở hầu bao dù hoàn cảnh gia đình có khó khăn cách mấy.
Đưa tin về câu chuyện oái ăm mỗi năm mỗi gặp này thì trên VnExpress đã đăng bài Những khoản thu làm khó phụ huynh đầu năm với nội dung như sau:
Dù đồng phục lớp 3, 4 còn sử dụng được, nhưng con của chị Minh vẫn phải mua thêm váy áo mùa hè, quần áo thể thao bởi thầy hiệu trưởng dù nói không bắt buộc, nhưng yêu cầu giáo viên chịu trách nhiệm nếu học sinh không có đồng phục thể thao.
Phản ánh với VnExpress, một số phụ huynh có con học ở trường tiểu học Bắc Phú (Sóc Sơn, Hà Nội) bức xúc vì nhà trường làm khó, buộc phải mua đồng phục học sinh. "Thầy cô nói đồng phục là tự nguyện, nhưng khi các con đi học, thầy cô lại phát đồng phục bảo các cháu mang về. Phụ huynh gửi trả lại thì nhà trường không nhận", một phụ huynh nam nói.
Chị Minh có con học lớp 2 và lớp 5 ở trường tiểu học này chia sẻ, học sinh mặc đồng phục sẽ làm toàn trường trông sạch đẹp, các con không bị phân biệt giàu nghèo. Do đó, mọi năm chị vẫn mua đồng phục cho hai con. Tuy nhiên, năm nay chị không muốn may thêm đồng phục cho con học lớp 5 nữa, vì "cháu đã có hơn 7 bộ rồi. Những chiếc váy áo từ lớp 3 cháu vẫn mặc vừa. Sang năm con chuyển cấp nên tôi không muốn mua đồng phục nữa", chị Minh nói.
Phản đối may thêm đồng phục mùa hè và bộ đồ thể thao, nhưng chị Minh kể, tại buổi họp phụ huynh cuối năm lớp 4, thầy hiệu trưởng đã "nhắc nhở" giáo viên chủ nhiệm phải chịu trách nhiệm nếu giờ thể dục học sinh không có đồng phục. Lo cho con, chị Minh và một số phụ huynh khác chấp thuận đăng ký mua 2 bộ đồng phục. Khoản đóng góp này được nhà trường thông báo và thống nhất "bằng miệng" với phụ huynh.
Đầu năm học lớp 5, con chị Minh nhận về 2,5 bộ đồng phục rộng thênh thang, trong đó đồng phục mùa hè có 2 áo. Phụ huynh đem trả lại áo thừa thì được thầy hiệu trưởng giải thích là "1 bộ gồm 2 sản phẩm: áo dài tay và áo cộc tay". Chị Minh kể, vị hiệu trưởng sau đó động viên các phụ huynh mua ủng hộ nhà trường. 440.000 tiền đồng phục được gộp cùng các khoản đóng góp khác là 2.650.000 đồng, nếu phụ huynh nào chưa đủ có thể nộp vào kỳ sau.
Năm học mới cũng là lúc các bậc phụ huynh "đau đầu" bởi các khoản phí. Ảnh minh họa: HH.
Ngoài vấn đề đồng phục của con học lớp 5, chị Minh cũng bức xúc chuyện thu chi đầu năm. Chị cho hay, bé lớp 2 này phải nộp hơn 3 triệu đồng. Gia đình làm nông nghiệp, để có tiền ăn uống, đóng học cho con, vợ chồng chị phải tích góp từng chút một nên không mua bộ đồ dùng học tập trị giá 320.000 đồng mà cô giáo yêu cầu. Thay vào đó, chị tự sắm bút, mực cho con để tiết kiệm hơn.
Khi con chị Minh tới lớp học, cô giáo đã thu bút, mực của cháu không cho mang về nhà với lý do "tránh bị mất". Con không có bút học ở nhà, vợ chồng chị Minh gọi điện hỏi giáo viên thì hôm sau con chị trở về nhà với nước mắt lưng tròng vì bị cô giáo nhắc nhở. "Con tôi giờ sợ không dám đi học nữa. Cô giáo cứ thế này thì cháu bỏ học non mất", chị Minh bức xúc.
Cũng không đồng tình với các khoản thu đầu năm, anh Tuyến có con học trường tiểu học Yên Thường (Gia Lâm, Hà Nội) phản ánh: 80% hạng mục đầu tư năm 2014-2015 trường đề nghị huy động cha mẹ học sinh tự nguyện đóng góp đều thuộc hạng mục đầu tư của nhà nước.
Cụ thể các hạng mục gồm mua 50 bộ bàn ghế học sinh (50 triệu đồng); mua bàn ghế phòng hội đồng sư phạm (75 triệu đồng); sắm mới 10 bộ bàn ghế phòng máy tính (10 triệu đồng); xây cao tường bao xung quanh trường (58 triệu đồng); làm nhà để xe cho học sinh (36,4 triệu đồng); đổ tấm đan cống; làm hệ thống vòi nước rửa tay cho học sinh; róc trát lại quét vôi ve trường học; sửa chữa bảo dưỡng hệ thống quạt điện... Tổng kinh phí lên tới hơn 250 triệu đồng.
Trao đổi với VnExpress, Hiệu trưởng trường tiểu học Bắc Phú (Sóc Sơn), ông Hoàng Văn Tứ cho biết, cuối năm học 2013-2014, nhà trường có đưa chủ trương may đồng phục học sinh nhưng không bắt buộc. Hầu hết học sinh trong trường đều đăng ký. Công ty may đại trà đồng phục nên em nào mặc không vừa, không đồng ý lấy, công ty sẽ nhận lại với yêu cầu đồng phục còn mới nguyên như khi được phát ra, không nhận đồng phục đã mặc. "Không có chuyện nhà trường ép học sinh mua đồng phục, phụ huynh trả lại đồ nhà trường không nhận", ông Tứ khẳng định và cho biết thêm, trường đã nhận 23 bộ đồng phục trả lại.
Chuyện học sinh lớp 2 không mua bộ đồ dùng học tập và bị cô giáo trách cứ khi phụ huynh gọi điện phản ánh, hiệu trưởng Tứ cho biết, nhà trường đang tiến hành xác minh. "Trường tiểu học Bắc Phú không triển khai cho học sinh mua bộ đồ dùng học tập này", thầy Tứ nói.
Hiệu trưởng trường tiểu học Yên Thường, bà Lê Bích Mai giải thích, việc đưa những hạng mục thuộc đầu tư của nhà nước vào kế hoạch thu chi xã hội hóa là do trường chỉ xin nhà nước đầu tư được 50%.
"Trường tiểu học Yên Thường mới đạt chuẩn Quốc gia nhưng bàn ghế xập xệ quá. Nhà trường xin cấp mới được 100 bộ bàn ghế học sinh, phải tự sửa 100 bộ đã hỏng và đề nghị đóng góp xã hội hóa mua mới 50 bộ cho đủ với số học sinh. Chúng tôi xin cấp mới được 10 bộ máy tính và bàn ghế phòng tin, nhưng còn 10 máy cũ cần bàn ghế nữa. Ngân sách nhà nước cấp cho sửa chữa trường không đủ để làm nhà xe, lắp hệ thống vòi nước rửa tay cho học sinh...", cô Mai nói.
Cô hiệu trưởng khẳng định, kế hoạch đầu tư trên đã được nhà trường thống nhất với hội cha mẹ học sinh và đang xin ý kiến từ UBND xã, Phòng Giáo dục và đào tạo, UBND huyện Gia Lâm. Khi được thông qua, trường mới tiến hành huy động phụ huynh đóng góp. Kế hoạch thu chi tu sửa, mua mới trang thiết bị, cơ sở vật chất trên của trường đã được UBND xã Yên Thường đồng ý.
Luôn xuất hiện dưới hình thức "kêu gọi đóng góp" một cách chính thức, nhưng lại ẩn bên trong tình ràng buộc dạng "đón lỏng" được thực hiện sau đó không lâu đối với các học sinh dưới nhiều hình thức, lý do và cách khác nhau. Thời tôi còn đi học, chuyện này đã nhan nhản như lẽ tất nhiên, tới hiện tại vẫn còn, môi trường giáo dục bắt đầu bằng những thứ vớ vẩn như vậy thì đào tạo ra những ai cho mai sau đây?
Duy Ngã
Bài liên quan